Đời Tống có lúc gọi cả 3
người
thuộc hàng nhất giáp là Trạng nguyên, từ đời Nguyên về sau chỉ gọi người thứ nhất là Trạng nguyên.
stella-01
Văn khắc >> Bia Văn miếu Hà Nội
Bia số 1
1- VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA NHÂM TUẤT NIÊN HIỆU ĐẠI BẢO NĂM THỨ 3 (1442)
Cập nhật lúc 10h16, ngày 25/01/2009
VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA NHÂM TUẤT NIÊN HIỆU ĐẠI BẢO NĂM THỨ 3 (1442)
大寶三年壬戌科進士題名記
惟聖明太祖高皇帝天錫智勇業茂經綸去暴除殘、拯斯民於塗炭。及武功耆定文德誕敷思欲招致俊髦作新治效迺詔天下建學育材、內有國子監、外有各府學、上親進官員子孫、與凡民俊秀充入侍、近侍、御前各局學生、及國子監監生。又令有司廣選民間良家子弟充各府生徒。立師儒以教訓之、刊經籍以頒布之、育材之地固已廣矣。至於取士之試、或以明經、或以賦論、或親問策題、各隨其材、不次擢用。當是時進士之科名雖未立、而崇仁之實取士之方大概已備、開萬世太平之基、端在是矣。於皇太宗文皇帝、紹述洪業、敷賁前光、觀乎人文、化成天下。以重道隆儒為首務、以籲俊尊帝為良圖;慮夫設科取士、為治當先、黼黻皇猷、恢張治化者在此、所以修政立事、化民成俗者亦在此古先帝王克臻治效莫不由斯。
聖祖皇帝已定規模未及施用光前振後此惟其時。迺於大寶三年壬戌大開春闈、會試多士。時應舉者四百五十名、歷試四場、入彀者三十有三。蒞事有司以其名進、上命擇日賜對于廷。當時提調官則尚書左僕射臣黎文靈監試官則御史臺侍御史臣趙泰暨巡綽收卷彌封謄錄封讀等官、各供其事。二月初二日上御會英殿、親賜策問。翌日讀卷官翰林院承旨學士兼中書國史事臣阮廌中書省中書侍郎臣阮夢荀內密院知院事臣陳舜俞國子監博士臣阮子晉奉卷進讀上陳睿覽第其高下賜阮直狀元阮如堵榜眼梁如鵠探花郎陳文徽等七名進士吳士連等二十三名附榜因前代名稱也。三月初三日唱名掛榜示多士美觀也。恩命爵秩以旌異之冠帶衣服以粉飾之瓊林賜宴示懿惠之恩既馬送歸、表寵眷之意。長安士庶到處聚觀咸以為聖上崇儒古今穻見。初四日狀元阮直等拜謝恩表初九日辭陛榮歸此聖世初科恩榮之盛事至今以為美談。自時厥後聖繼神傳率循舊典。於惟皇上中興大業丕闡人文制度一新聲明大備至於取士之法尤所用情凡先朝所己行者遵而守之;先朝所未備者增而廣之。臚傳揭榜之後又有立石題名所以示久遠之致勸。良法美意至矣盡矣。猗歟盛哉!玆以大寶三年以來諸科立石題名猶為闕典;禮部尚書郭廷寶等祇承上命第其名次勒于堅且請改狀元榜眼探花郎為進士及第附榜為同進士出身以合今制。上可其奏命臣申仁忠等分撰記文臣恭奉德音不勝欣幸。仰惟立石一舉則聖祖神宗求賢圖治之盛意得以永傳示是乃勵世之大權斯文之大幸臣雖淺拙安敢終辭謹拜手稽首而記之曰賢材國家之元氣元氣盛則國勢強以隆元氣餒則國勢弱以污是以聖帝明王莫不以育材取士培植元氣為先務也。蓋士之關係於國家如此其重故崇尚之意殆無終窮既寵之以科名又隆之以爵秩恩至溥也猶以為未足又標諸鴈塔之題載褒以龍虎之號筵開聞喜廷賀得人無所不用其極也。
今方聖明又以為美觀盛事雖已赫奕於一時永譽流芳未足昭垂於久遠故又立題立石置之賢關俾多士仰瞻歆羨興起敦厲名節勵相皇家豈徒尚虛名事虛文而已哉吁草芽場屋之士一介甚微而得朝廷崇尚如此其至為士者所以自重其身而圖報效當何如耶
姑以此一科姓名而歷數之其以文學政事黼黻治平數十年來為國家用者多矣間以賄貨而敗或陷姦宄之流者亦不能無蓋以生前未賭此貞石耳。倘使當時目及見之則善心油然惡念頓沮其敢有此萌蘗乎
然則斯石一立裨益良多惡者可以為懲善者可以為勸明徵既往廣示將來一則為砥礪多士名節之資一則為堅凝國家命脉之助聖神制作夫豈徒然凡屬觀瞻尚知深意臣謹記
奉直大夫翰林院承旨東閣大學士臣申仁忠奉敕撰
謹事郎中書監正字臣阮竦奉敕書
茂林郎金光門待詔臣蘇碍奉敕篆
皇越洪德十五年八月十五日立。
Lớn lao thay! Thánh triều ta, Thái Tổ Cao hoàng đế, trời ban trí dũng, nghiệp lớn kinh luân, diệt bạo trừ tàn, cứu dân sinh khỏi chốn lầm than. Ngay khi vũ công đại định, văn đức sửa sang, muốn chiêu tập hiền tài, canh tân chính trị. Bèn xuống chiếu cho các nơi trong nước dựng nhà học để đào tạo nhân tài. Tại kinh đô có Quốc tử giám, ngoài các phủ có trường học. Thánh thượng đích thân chọn con cháu quan viên và thường dân tuấn tú vào làm học sinh ở các cục Nhập thị, Cận thị, Ngự tiền, cùng là giám sinh ở Quốc tử giám. Lại sai quan chuyên trách rộng chọn con em các nhà lương thiện vào làm sinh đồ ở các trường phủ, cử thày dạy dỗ, in kinh sách ban phát, đất trồng tài năng thực đã rộng mở. Còn như phép tuyển chọn kẻ sĩ, hoặc hỏi nghĩa lý kinh điển, hoặc các đề phú luận, hoặc Thánh thượng đích thân ra đề thi văn sách, tùy tài học từng người mà bổ dụng. Lúc bấy giờ tên gọi khoa thi Tiến sĩ tuy chưa đặt ra, nhưng thực chất đề cao Nho học và phép chọn người thì đại khái đã có đủ. Nền thái bình muôn thuở thực đã bắt đầu từ đây.
Ôi! Thái Tông Văn hoàng đế nối giữ nghiệp lớn, làm rạng rỡ ông cha, xem xét nhân văn, giáo hóa thiên hạ. Lấy việc trọng đạo Nho làm việc hàng đầu, coi kén chọn anh tài tôn trọng hiền sĩ làm mưu lược tốt. Nghĩ việc đặt khoa thi, kén kẻ sĩ là chính sự cần làm trước nhất. Tô điểm cơ đồ, khôi phục mở mang trị hóa chính là ở đây; mà sửa sang chính sự, sắp đặt công việc, giáo hóa dân phong mỹ tục cũng là ở đây, các bậc đế vương đời xưa làm nên trị bình đời nào cũng theo thế.
Thánh Tổ Cao hoàng đế đã định quy mô, nhưng chưa kịp thi hành. Làm rạng rỡ đời trước, khuyến khích đời sau, nay chính là lúc làm việc này. Bèn vào năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) rộng mở xuân vi1 thi Hội cho các sĩ nhân trong nước. Bấy giờ số dự thi đông đến 450 người. Qua bốn trường, lấy trúng cách được 33 người. Quan Hữu ti chuyên trách kê tên dâng lên, Thánh thượng sai chọn ngày ban cho vào sân rồng ứng đối2. Lúc ấy Đề điệu3 là Thượng thư Tả Bộc xạ Lê Văn Linh, Giám thí là Ngự sử đài Thị Ngự sử Triệu Thái, cùng các quan Tuần xước, Thu quyển, Di phong, Đằng lục, Đối độc ai nấy đều kính cẩn thi hành công việc. Ngày mồng 2 tháng 2, Thánh thượng ra ngự ở điện Hội Anh, đích thân ra đề thi văn sách. Ngày hôm sau các viên Độc quyển là Hàn lâm viện Thừa chỉ Học sĩ kiêm Trung thư Quốc sử sự Nguyễn Trãi, Trung thư sảnh Trung thư Thị lang Nguyễn Mộng Tuân, Nội mật viện Tri viện sự Trình Thuấn Du, Quốc tử giám Bác sĩ Nguyễn Tử Tấn nâng quyển tiến đọc. Hoàng thượng sáng suốt ngự lãm, xét định thứ bậc cao thấp. Ban cho Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Như Đổ đỗ Bảng nhãn, Lương Như Hộc đỗ Thám hoa lang; bọn Trần Văn Huy 7 người đỗ Tiến sĩ, bọn Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ Phụ bảng 4. Đó là gọi theo danh hiệu đã có từ đời trước.
Ngày mồng 3 tháng 3, xướng danh treo bảng, để tỏ cho kẻ sĩ thấy sự vẻ vang. Ân ban tước trật để nêu cao nổi bật với dân thường, ban áo mũ cân đai để đẹp cách ăn mặc, cho dự yến vườn Quỳnh 5 để tỏ ơn huệ, cấp ngựa về quê để rõ lòng đặc biệt mến yêu. Kẻ sĩ và dân chúng Trường An đâu đâu cũng tụ tập đến xem, đều ca ngợi Thánh thượng chuộng Nho xưa nay hiếm thấy.
Ngày mồng 4, bọn Trạng nguyên Nguyễn Trực lạy chào dâng biểu tạ ơn. Ngày mồng 9, lại vào bệ kiến cáo từ, xin được vinh quy. Đó là khoa thi đầu tiên đời thánh triều được ơn vinh long trọng, đến nay kẻ sĩ vẫn còn tấm tắc ngợi ca. Từ đó về sau thánh nối thần truyền, đều tuân theo lệ cũ.
Thánh hoàng6 trung hưng nghiệp lớn, rộng mở nhân văn, đổi mới chế độ, lừng lẫy tiếng tăm. Đặc biệt về phép lựa chọn kẻ sĩ lại càng lưu tâm chú ý: phàm những định lệ triều trước đã thi hành thì noi theo giữ gìn, những việc triều trước chưa đủ thì mở rộng thêm. Sau khi truyền lô yết bảng, lại cho dựng đá đề danh để truyền lại lâu dài. Phép hay ý tốt khuyến khích thật rất mực chu đáo tận tình. Tốt thay, thịnh thay!
Nay xét các khoa thi Tiến sĩ từ năm Đại Bảo thứ 3 đến nay đều chưa được dựng bia, bọn Thượng thư Bộ Lễ Quách Đình Bảo vâng mệnh Hoàng thượng đem họ tên thứ bậc người thi đỗ khắc lên đá tốt, đồng thời xin đem danh hiệu Trạng nguyên7, Bảng nhãn8, Thám hoa lang9 đổi làm Tiến sĩ cập đệ, người đỗ Phụ bảng đổi gọi là đồng Tiến sĩ xuất thân để cho hợp với quy chế hiện nay10. Hoàng thượng chuẩn tấu, sai từ thần là bọn Thân Nhân Trung chia nhau soạn bài ký.
Thần kính vâng lời ngọc, khôn xiết vui mừng. Kính nghĩ việc dựng bia khắc đá là cốt để làm cho ý tốt cầu hiền tài và đạo trị nước của thánh tổ thần tông được lưu truyền mãi mãi. Đó chính là phép lớn để rèn dũa người đời và là điều rất may cho Nho học. Thần tuy vụng về nông cạn, đâu dám chối từ. Kính cẩn cúi rập đầu mà ghi rằng:
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết. Vì kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế, được quý chuộng không biết dường nào, đã được đề cao bởi khoa danh, lại được ban trọng tước trật. Ơn ban đã nhiều mà vẫn coi là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn11, ban danh hiệu Long Hổ12 để ngợi khen. Báo tin mở tiệc, triều đình mừng được người tài, không việc gì không làm hết mức.
Nay Thánh thượng anh minh, lại nhận thấy rằng việc lớn tốt đẹp tuy đã vẻ vang một thời, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ để lưu truyền lâu dài cho hậu thế. Vì thế lại cho khắc đá đề danh dựng ở cửa nhà Thái học13 để cho kẻ sĩ chiêm ngưỡng, hâm mộ phấn chấn, rèn luyện danh tiết, hăng hái kính giúp nhà vua. Há phải chỉ là chuộng hư danh, sính hư văn mà đặt ra đâu!
Ôi! kẻ sĩ ở chốn trường ốc lều tranh, danh phận thật là nhỏ mọn mà được triều đình đề cao hết mực như thế, thì người mang danh kẻ sĩ phải trọng thân danh mình mà lo báo đáp, phải nên thế nào?
Hãy đem họ tên những người đỗ khoa này mà điểm lại, thì thấy nhiều người đã đem tài năng văn học, chính sự để tô điểm cho nền trị bình, mấy chục năm qua được quốc gia trọng dụng. Cũng không phải là không có kẻ vì tham lam hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi xuống hạng gian tà, có lẽ vì lúc sống bọn họ chưa được nhìn thấy tấm bia này. Ví thử đương thời chính mắt họ trông thấy, thì lòng thiện được khuyến khích mà ý xấu được ngăn ngừa, mầm nghiệt đâu dám nảy sinh? Thế thì việc dựng bia khắc đá này có lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện lấy đó làm gắng, biết rõ dĩ vãng, rộng nhìn tương lai, vừa là để rèn giũa danh tiết của kẻ sĩ, vừa là để củng cố mệnh mạch nước nhà. Việc lớn mà Thánh tổ Thần tông đặt ra đâu phải là vô ích. Vậy những ai xem đến tấm bia này cũng nên hiểu ý sâu xa đó.
Thần kính cẩn làm bài ký.
Phụng trực đại phu Hàn lâm viện Thừa chỉ Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung14 vâng sắc soạn.
Cẩn sự lang Trung thư giám Chính tự Nguyễn Tủng vâng sắc viết chữ (chân).
Mậu lâm lang Kim quang môn Đãi chiếu Tô Ngại vâng sắc viết chữ triện.
Bia dựng ngày 15 tháng 8 niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484).
Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, 3 người:
NGUYỄN TRỰC 阮直15 người huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên.
NGUYỄN NHƯ ĐỔ 阮如堵16 ngườihuyện Thanh Trì17 phủ Thường Tín.
LƯƠNG NHƯ HỘC 梁如鵠18 người huyện Trường Tân phủ Hạ Hồng.
Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, 7 người:
TRẦN VĂN HUY 陳文徽19 người huyện Bất Bạt phủ Thao Giang.
HOÀNG SẰN PHU 黃莘夫20 người huyện Vĩnh Ninh phủ Thiệu Thiên.
NGUYỄN HỘC 阮鵠21 người huyện Thạch Hà phủ Hà Hoa.
VŨ LÃM 武覽22 người huyện Kim Động phủ Khoái Châu.
NGUYỄN HỮU PHU 阮有孚23 người huyện Đan Phượng phủ Quốc Oai.
PHẠM CƯ 范居24 người huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín.
TRẦN BÁ LINH 陳伯齡25 người huyện Vũ Giàng26 phủ Từ Sơn.
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, 23 người:
NGÔ SĨ LIÊN 吳士連27 người huyện Chương Đức phủ Ứng Thiên.
NGUYỄN DUY TẮC 阮則28 người huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu.
NGUYỄN CƯ ĐẠO 阮居道29 người huyện Gia Định phủ Thuận An.
PHAN VIÊN 潘員30 người huyện Thạch Hà phủ Hà Hoa.
NGUYỄN ĐẠT 阮達31 người huyện Thanh Đàm phủ Thường Tín.
BÙI HỰU 裴祐32 người huyện Chương Đức phủ Ứng Thiên.
PHẠM NHƯ TRUNG 范如忠33 người huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.
TRẦN ĐƯƠNG 陳當34 người huyện Đông Yên phủ Khoái Châu.
NGÔ THẾ DỤ 吳世裕35 người huyện Kim Hoa phủ Bắc Giang.
KHÚC HỮU THÀNH 曲有誠36 người huyện Thiện Tài phủ Thuận An.
LÊ LÂM 黎霖37người huyện Bất Bạt phủ Thao Giang.
NGUYỄN THIỆN TÍCH 阮善積38 người huyện Bình Hà phủ Nam Sách.
NGUYỄN NGHỊ 阮誼39 người huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.
TRỊNH THIẾT TRƯỜNG鄭鐵長40 người huyện Yên Định phủ Thiệu Thiên.
TRẦN BÀN 陳磐41 người huyện Quế Dương phủ Từ Sơn.
NGUYỄN QUỐC KIỆT 阮國杰42 người huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn.
NGUYỄN MỸ 阮美43 người huyện Vĩnh Lại phủ Hạ Hồng.
TRỊNH KHẮC TUY 鄭克綏44 người huyện Vĩnh Ninh phủ Thiệu Thiên.
NGUYỄN ĐỊCH 阮逖45 người huyện Đại An phủ Kiến Hưng46
BÙI LÔI PHỦ 裴雷甫47 người huyện Phú Xuyên phủ Thường Tín.
LÊ CẦU 黎球48 người huyện Phúc Lộc phủ Quốc Oai.
LÊ HIỂN 藜顯49 người huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.
NGUYỄN NGUYÊN CHẨN 阮原稹50 người huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.
Chú thích:
1. Chỉ thi Hội, thi Hội thường tổ chức vào mùa xuân. Vi là khu vực dành cho thí sinh làm bài.
2. Nguyên văn: Tứ đối vu đình, tức thi Đình.
3. Đề điệu: viên quan đứng đầu chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của trường thi. Tuần xước: tuần tra canh gác trong ngoài trường thi. Thu quyển: thu các quyển thi của thí sinh. Di phong: quan rọc phách, niêm phong các quyển thi. Đằng lục: người sao chép bài thi của thí sinh (thể lệ trường thi ngày trước không chấm bài trên các văn bản chính). Đối độc: người đọc soát bản sao so với bản chính.
4. Phụ bảng: bảng lấy thêm dưới hạng Tiến sĩ, tức đồng Tiến sĩ xuất thân.
5. Nguyên văn: Quỳnh Lâm, tên vườn hoa lớn phía sau điện Kính Thiên trong hoàng cung, nơi thường tổ chức các cuộc yến tiệc lớn. (Đời Đường ở Trung Quốc các Tiến sĩ được dự yến tiệc ở Hạnh Hoa viên).
6. Chỉ Lê Thánh Tông (vua đương thời khi viết bài ký dựng bia). Hai chữ “trung hưng” tiếp sau chỉ cuộc binh biến tháng 7-1460 do Nguyễn Xí, Đinh Liệt cầm đầu phế truất Lê Nghi Dân, lập Lê Tư Thành (thuộc dòng đích) lên ngôi, tức vua Lê Thánh Tông.
7. Trạng nguyên: danh hiệu khoa cử gọi người đỗ đầu thi Đình có từ đời Đường. Sĩ tử về kinh đô dự khoa thi Tiến sĩ đều phải nộp tờ khai gọi là Nhân thân trạng, nhân đó gọi người đỗ đầu bảng (thuộc hàng Nhất giáp) là Trạng nguyên. Đời Tống có lúc gọi cả 3 người thuộc hàng nhất giáp là Trạng nguyên, từ đời Nguyên về sau chỉ gọi người thứ nhất là Trạng nguyên.
8. Bảng nhãn: người đỗ thứ hai thuộc hàng Nhất giáp.
9. Thám hoa lang: danh hiệu khoa cử có từ đời Đường, lúc đầu để chỉ 2 người trẻ tuổi đỗ hàng Nhất giáp, gọi là Thám hoa sứ, đời Tống gọi là Thám hoa lang. Từ đời Nam Tống về sau gọi gọn là Thám hoa, chỉ người đỗ thứ ba trong hàng Nhất giáp.
10. Nước ta, các khoa thi đời Lý gọi là khoa thi Minh kinh bác học, đời Trần-Hồ gọi là khoa thi Thái học sinh. Lúc đầu chưa đặt các danh hiệu, chỉ chia người thi đỗ làm 3 hạng (Tam giáp). Từ khoa Đinh Mùi Thiên Ứng Chính Bình 16 thứ (1247) đời Trần Thái Tông mới đặt dạnh hiệu cho 3 người đỗ cao nhất (thuộc hàng Nhất giáp) là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa lang (sau gọi gọn là Thám hoa). Đến năm khắc bia này (1484) Bộ Lễ xin chính thức quy định các danh hiệu như dẫn trên.
11. Nhạn tháp: tên tháp chùa Từ Ân ở kinh đô Trường An (Trung Quốc). Các khoa thi Tiến sĩ đời Đường sau khi truyền loa gọi tên người thi đỗ thì khắc tên ở Nhạn tháp chùa Từ Ân.
12. Long hổ: Tức Long hổ bảng, người đời Đường thường gọi bảng báo tên người đậu Tiến sĩ là "Long hổ bảng".
13. Nguyên văn: hiền quan, nghĩa là cửa của người hiền, chỉ nhà Thái học. Đổng Trọng Thư đời Hán viết: “Dưỡng sĩ chi đại mạc đại hồ Thái học. Thái học giả, hiền sĩ chi sở quan dã” (Sự lớn lao của việc nuôi dưỡng kẻ sĩ không gì lớn bằng nhà Thái học. Nhà Thái học là cửa cổng mà hiền sĩ phải đi qua).
14. Thân Nhân Trung (1419-1499) tự Hậu Phủ , người xã Yên Ninh huyện Yên Dũng (nay thuộc xã Ninh Sơn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang). Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469) đời vua Lê Thánh Tông. Ông giữ các chức quan, như Thượng thư Bộ Lại, Chưởng Hàn lâm viện sự kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập nội Phụ chính, Tế tửu Quốc tử giám; là thành viên của Hội Tao Đàn và được vua Lê Thánh Tông phong làm Tao Đàn Phó Nguyên soái.
15. Nguyễn Trực (1417-1474) hiệu Hu Liêu và tự là Công Dĩnh , người xã Bối Khê huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông (nay thuộc xã Tam Hưng huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây). Ông là người yêu văn chương và giữ các chức quan như: Thự trung thư lệnh, Tri tam quán sự, đặc thụ Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
16. Nguyễn Như Đổ (1424-1525) hiệu Khiêm Trai và tự là Mạnh An , người xã Đại Lan huyện Thanh Đàm (nay thuộc huyện Thanh Trì Tp. Hà Nội); sau trú quán tại làng Tử Dương huyện Thượng Phúc (nay thuộc huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thượng thư Bộ Lại kiêm Tế tửu Quốc tử giám. Ông được cử 3 lần đi sứ (năm1443, năm 1450 và năm 1459) sang nhà Minh (Trung Quốc).
17. Huyện Thanh Trì, tên đương thời (đời Lê sơ) là huyện Thanh Đàm thuộc phủ Thường Tín. Đầu đời Lê Trung hưng, kiêng chữ Đàm (tên huý Thế Tông Lê Duy Đàm (1573-1600), đổi gọi là Thanh Trì ; sau lại kiêng chữ Thanh (trong) là tên tước của Thanh vương Trịnh Tráng (1623-1657), đổi viết Thanh Trì .
18. Lương Như Hộc (? -? ) tự là Tường Phủ , người xã Hồng Liễu huyện Trường Tân (nay là thôn Thanh Liễu xã Tân Hưng huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương). Ông làm quan đến chức Đô Ngự sử, hai lần được cử đi sứ sang nhà Minh, được về trí sĩ. Ông có công dạy nghề khắc ván in cho dân làng Hồng Liễu. Sau khi ông mất, dân làng tôn thờ làm thành hoàng.
19. Trần Văn Huy (? -? ) người xã Thái Bạt huyện Bất Bạt (nay thuộc xã Tòng Bạt huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây). Ông là thân phụ của Trần Văn Cẩn. Có người nói ông là người xã Quảng Bị (cùng huyện). Làm quan Thượng thư Bộ Lại.
20. Hoàng Sằn Phu (? -? ) người xã Tiên Kiều huyện Vĩnh Ninh (nay thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Hoàng môn Thị lang kiêm Quốc sử Tu soạn.
21. Nguyễn Hộc (1412-? ) người xã Cổ Kinh huyện Thạch Hà (nay thuộc xã Thạch Kênh huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh). Ông làm quan Thượng thư Bộ Binh kiêm Hàn lâm viện Học sĩ, tước hầu.
22. Vũ Lãm (? -? ) nguyên quán xã Tiên Kiều huyện Kim Động (nay thuộc xã Bảo Khê huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên). Trú quán xã Kim Lan huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Kim Lan huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội). Ông làm quan Ngự tiền học sinh, Hàn lâm viện Trực học sĩ.
23. Nguyễn Hữu Phu (1413-? ) tự Hiển Danh , người xã Sơn Đồng huyện Đan Phượng (nay thuộc xã Sơn Đồng huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây). Ông giữ các chức quan, như An phủ sứ Thái Nguyên, An phủ sứ Khoái Lộ và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
24. Phạm Cư (? -? )người xã La Phù huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã La Phù huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thái bộc tự khanh, quyền Tham chính Lạng Sơn và được cử đi sứ (năm 1464) sang nhà Minh (Trung Quốc). Có sách ghi ông là Nguyễn Cư.
25. Trần Bá Linh (?
Đời Tống có lúc gọi cả 3 người thuộc hàng nhất giáp là Trạng nguyên, từ đời Nguyên về sau chỉ gọi người thứ nhất là Trạng nguyên.
8. Bảng nhãn: người đỗ thứ hai thuộc hàng Nhất giáp.
9. Thám hoa lang: danh hiệu khoa cử có từ đời Đường, lúc đầu để chỉ 2 người trẻ tuổi đỗ hàng Nhất giáp, gọi là Thám hoa sứ, đời Tống gọi là Thám hoa lang. Từ đời Nam Tống về sau gọi gọn là Thám hoa, chỉ người đỗ thứ ba trong hàng Nhất giáp.
10. Nước ta, các khoa thi đời Lý gọi là khoa thi Minh kinh bác học, đời Trần-Hồ gọi là khoa thi Thái học sinh. Lúc đầu chưa đặt các danh hiệu, chỉ chia người thi đỗ làm 3 hạng (Tam giáp). Từ khoa Đinh Mùi Thiên Ứng Chính Bình 16 thứ (1247) đời Trần Thái Tông mới đặt dạnh hiệu cho 3 người đỗ cao nhất (thuộc hàng Nhất giáp) là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa lang (sau gọi gọn là Thám hoa). Đến năm khắc bia này (1484) Bộ Lễ xin chính thức quy định các danh hiệu như dẫn trên.
11. Nhạn tháp: tên tháp chùa Từ Ân ở kinh đô Trường An (Trung Quốc). Các khoa thi Tiến sĩ đời Đường sau khi truyền loa gọi tên người thi đỗ thì khắc tên ở Nhạn tháp chùa Từ Ân.
12. Long hổ: Tức Long hổ bảng, người đời Đường thường gọi bảng báo tên người đậu Tiến sĩ là "Long hổ bảng".
13. Nguyên văn: hiền quan, nghĩa là cửa của người hiền, chỉ nhà Thái học. Đổng Trọng Thư đời Hán viết: “Dưỡng sĩ chi đại mạc đại hồ Thái học. Thái học giả, hiền sĩ chi sở quan dã” (Sự lớn lao của việc nuôi dưỡng kẻ sĩ không gì lớn bằng nhà Thái học. Nhà Thái học là cửa cổng mà hiền sĩ phải đi qua).
14. Thân Nhân Trung (1419-1499) tự Hậu Phủ , người xã Yên Ninh huyện Yên Dũng (nay thuộc xã Ninh Sơn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang). Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469) đời vua Lê Thánh Tông. Ông giữ các chức quan, như Thượng thư Bộ Lại, Chưởng Hàn lâm viện sự kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập nội Phụ chính, Tế tửu Quốc tử giám; là thành viên của Hội Tao Đàn và được vua Lê Thánh Tông phong làm Tao Đàn Phó Nguyên soái.
15. Nguyễn Trực (1417-1474) hiệu Hu Liêu và tự là Công Dĩnh , người xã Bối Khê huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông (nay thuộc xã Tam Hưng huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây). Ông là người yêu văn chương và giữ các chức quan như: Thự trung thư lệnh, Tri tam quán sự, đặc thụ Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
16. Nguyễn Như Đổ (1424-1525) hiệu Khiêm Trai và tự là Mạnh An , người xã Đại Lan huyện Thanh Đàm (nay thuộc huyện Thanh Trì Tp. Hà Nội); sau trú quán tại làng Tử Dương huyện Thượng Phúc (nay thuộc huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thượng thư Bộ Lại kiêm Tế tửu Quốc tử giám. Ông được cử 3 lần đi sứ (năm1443, năm 1450 và năm 1459) sang nhà Minh (Trung Quốc).
17. Huyện Thanh Trì, tên đương thời (đời Lê sơ) là huyện Thanh Đàm thuộc phủ Thường Tín. Đầu đời Lê Trung hưng, kiêng chữ Đàm (tên huý Thế Tông Lê Duy Đàm (1573-1600), đổi gọi là Thanh Trì ; sau lại kiêng chữ Thanh (trong) là tên tước của Thanh vương Trịnh Tráng (1623-1657), đổi viết Thanh Trì .
18. Lương Như Hộc (? -? ) tự là Tường Phủ , người xã Hồng Liễu huyện Trường Tân (nay là thôn Thanh Liễu xã Tân Hưng huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương). Ông làm quan đến chức Đô Ngự sử, hai lần được cử đi sứ sang nhà Minh, được về trí sĩ. Ông có công dạy nghề khắc ván in cho dân làng Hồng Liễu. Sau khi ông mất, dân làng tôn thờ làm thành hoàng.
19. Trần Văn Huy (? -? ) người xã Thái Bạt huyện Bất Bạt (nay thuộc xã Tòng Bạt huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây). Ông là thân phụ của Trần Văn Cẩn. Có người nói ông là người xã Quảng Bị (cùng huyện). Làm quan Thượng thư Bộ Lại.
20. Hoàng Sằn Phu (? -? ) người xã Tiên Kiều huyện Vĩnh Ninh (nay thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Hoàng môn Thị lang kiêm Quốc sử Tu soạn.
21. Nguyễn Hộc (1412-? ) người xã Cổ Kinh huyện Thạch Hà (nay thuộc xã Thạch Kênh huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh). Ông làm quan Thượng thư Bộ Binh kiêm Hàn lâm viện Học sĩ, tước hầu.
22. Vũ Lãm (? -? ) nguyên quán xã Tiên Kiều huyện Kim Động (nay thuộc xã Bảo Khê huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên). Trú quán xã Kim Lan huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Kim Lan huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội). Ông làm quan Ngự tiền học sinh, Hàn lâm viện Trực học sĩ.
23. Nguyễn Hữu Phu (1413-? ) tự Hiển Danh , người xã Sơn Đồng huyện Đan Phượng (nay thuộc xã Sơn Đồng huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây). Ông giữ các chức quan, như An phủ sứ Thái Nguyên, An phủ sứ Khoái Lộ và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
24. Phạm Cư (? -? )người xã La Phù huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã La Phù huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thái bộc tự khanh, quyền Tham chính Lạng Sơn và được cử đi sứ (năm 1464) sang nhà Minh (Trung Quốc). Có sách ghi ông là Nguyễn Cư.
25. Trần Bá Linh (? -? ) người xã Thị Cầu huyện Vũ Ninh (nay thuộc phường Thị Cầu thị xã Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Thẩm hình viện, Tri Đông đạo quân dân bạ tịch và được cử đi sứ (năm 1459) sang nhà Minh (Trung Quốc).
26. Huyện Vũ Giàng, đời Lê sơ là huyện Vũ Ninh, đầu đời Lê Trung hưng kiêng huý Trang Tông Lê Duy Ninh nên mới đổi là Vũ Giang (sau kiêng tên chúa Trịnh Giang đọc chệch là Vũ Giàng).
27. Ngô Sĩ Liên (? -? ) người xã Chúc Sơn huyện Chương Đức (nay thuộc xã Ngọc Sơn huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây). Ông giữ các chức quan, như Đô Ngự sử, Hữu Thị lang Bộ Lễ, Quốc tử giám Tư nghiệp, kiêm Sử quán Tu soạn. Ông thọ hơn 90 tuổi.
28. Nguyễn Duy Tắc (? -? ) người xã Thiên Đông huyện Tiên Lữ (nay thuộc xã Dị Chế huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên). Ông từng làm quan Hiến sát sứ.
29. Nguyễn Cư Đạo (? -? ) người xã Đông Côi huyện Gia Định (nay thuộc xã An Bình huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Ngự sử đài Đô Ngự sử, Thượng thư Bộ Hộ, Tri Kinh diên sự và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
30. Phan Viên (1421-? ) người xã Bàn Thạch huyện Thạch Hà (nay thuộc xã Sơn Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh). Ông làm quan Quốc tử giám Tế tửu.
31. Nguyễn Đạt (? -? ) người xã Diên Trường huyện Thanh Đàm (nay thuộc huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội). Ông làm quan Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thừa chỉ.
32. Bùi Hựu (? -? ) người xã Lam Điền huyện Chương Đức (nay thuộc xã Lam Điền huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thị lang và được cử đi sứ (năm 1462) sang nhà Minh (Trung Quốc).
33. Phạm Như Trung (1413-? ) người xã Nhân Lý huyện Thanh Lâm (nay thuộc thị trấn Nam Sách huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Đông các Hiệu thư.
34. Trần Đương (? -? ) người xã Triền Thủy huyện Đông Yên (nay thuộc xã Đông Kết huyện Châu Giang tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan Đề hình Giám sát Ngự sử.
35. Ngô Thế Dụ (? -? ) người xã Khê Nữ huyện Kim Hoa (nay thuộc xã Nguyên Khê huyện Đông Anh Tp. Hà Nội). Ông làm quan Tả Thị lang.
36. Khúc Hữu Thành (? -? ) người xã Thiện Tài huyện Thiện Tài (nay thuộc huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Hữu Thị lang Bộ Binh.
37. Lê Lâm (1411-? ) người xã Hạ Bì huyện Bất Bạt (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Ông giữ các chức quan, như Ngự tiền học sinh, Chủ bạ, Ngự sử đài, Giám sát Ngự sử.
38. Nguyễn Thiện Tích (? -? ) người xã Tiền Liệt huyện Bình Hà (nay thuộc xã Tân Phong huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Thượng thư kiêm Đô Ngự sử.
39. Nguyễn Nghị (1412-? ) người xã Trác Châu huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã An Châu huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Tham chính.
40. Trịnh Thiết Trường (? -? ) người xã Đông Lý huyện Yên Định (nay thuộc xã Hạnh Phúc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa). Đi thi khoa này, ông quyết đoạt danh hiệu Cập đệ (tức hàng Tam khôi là Trạng nguyên, Bảng nhãn hay Thám hoa), nhưng chỉ đỗ hạng Tam giáp, ông từ chối không nhận. Khoa sau Thái Hòa năm thứ 6 (1448), ông lại đi thi, quả nhiên đỗ Bảng nhãn. Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Thị giảng, Hữu Thị lang và từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
41. Trần Bàn (? -? ) người xã Từ Sơn huyện Quế Dương (nay thuộc xã Bồng Lai huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh). Ông giữ các chức quan, như Đông các Đại học sĩ Ngự sử đại phu, Tả Thị lang Bộ Lại và từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
42. Nguyễn Quốc Kiệt (? -? ) người xã Trang Liệt huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Đồng Quang huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Thượng thư kiêm Thẩm hình viện.
43. Nguyễn Mỹ (? -? ) chưa rõ xã, huyện Vĩnh Lại xưa bao gồm huyện Vĩnh Bảo Tp. Hải Phòng và một phần huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương ngày nay. Ông từng giữ chức Tả Thị lang Bộ Lễ.
44. Trịnh Khắc Tuy (1413-? ) người xã Sóc Sơn huyện Vĩnh Ninh (nay thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.
45. Nguyễn Địch (? -? ) người xã Vụ Lạc huyện Đại An (nay thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định). Ông làm quan Tả Thị lang.
46. Phủ Kiến Hưng, đời Lý là huyện Ứng Phong, nhà Trần gọi là phủ Ứng Phong, sau kiêng đồng âm chữ Phong (tên huý Khâm Từ Hoàng thái hậu, mẹ Trần Anh Tông), đổi gọi là phủ Kiến Hưng. Thời thuộc Minh, đổi phủ Kiến Hưng thành phủ Kiến Bình. Nhà Lê đổi là phủ Nghĩa Hưng thuộc thừa tuyên Sơn Nam (sau là xứ), gồm 4 huyện: Thiên Bản, Ý Yên, Vọng Doanh, Đại An. Nay là đất các huyện Vụ Bản và Ý Yên tỉnh Nam Định.
47. Bùi Lôi Phủ (1412-? ) người xã Đào Xá huyện Phù Vân (nay thuộc huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thượng thư Bộ Lại.
48. Lê Cầu (1421-? ) người xã Nam Nguyễn huyện Phúc Lộc (nay thuộc xã Cam Thượng huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Bí thư.
49. Lê Hiển (1425-? ) người xã Lạc Thực huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã Đông Lạc huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Trực học sĩ và được cử đi sứ (năm 1463) sang nhà Minh (Trung Quốc). Ông còn có tên là Lê Văn Hiển.
50. Nguyễn Nguyên Chẩn (1425-? ) người xã Lạc Thực huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã Đồng Lạc huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương). Ông thi đỗ, nhưng không nhận, vì không đỗ Cập đệ (tức hàng Tam khôi). Đến khoa Mậu Thìn Thái Hòa thứ 6 (1448), ông đi thi lại, vẫn chỉ đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân và làm quan Khu mật Trực học sĩ.